THUẾ SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHÀ BÁN HÀNG CẦN NẮM RÕ
Theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 126 quy định chi tiết Luật Quản lý thuế vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 30/10/2022. Điểm nổi bật là các sàn thương mại điện tử (TMĐT) không phải nộp thuế thay người bán, mà chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng. Vậy người bán nộp thuế sàn thương mại điện tử ở đâu? Chi tiết thông tin và hướng dẫn người bán về thuế TMĐT sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
1. Sàn thương mại điện tử không phải nộp thuế thay người bán
Chính phủ ban hành Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế. Theo đó, bổ sung thêm đối tượng phải thực hiện cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân liên quan cho cơ quan thuế như sau:
Chủ sàn thương mại điện tử phải cung cấp doanh thu, thông tin người bán hàng cho cơ quan thuế. Khoản 7 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP bổ sung khoản 8 Điều 27 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn theo quy định cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử bao gồm:
– Tên người bán hàng;
– Mã số thuế hoặc số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
– Địa chỉ;
– Số điện thoại liên lạc;
– Doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn.
Lưu ý: Việc cung cấp thông tin được thực hiện định kỳ hằng quý chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau, bằng phương thức điện tử, qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo định dạng dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố. (Theo: Thư viện Pháp luật)
Điều này đồng nghĩa với việc sàn TMĐT chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng mà không cần có nghĩa vụ nộp thuế thay người bán.
2. Tổng hợp các câu hỏi và giải đáp chi tiết các vấn đề thường gặp về thuế sàn thương mại điện tử dành cho nhà bán
Fulfillment by Ubox đã tổng hợp các câu hỏi từ nhiều nguồn khác nhau và giải đáp thắc mắc của nhà bán hàng chi tiết dưới đây giúp người bán hàng có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về thuế sàn TMĐT. Cùng theo dõi nhé!
Người bán có cần sao kê các giao dịch tài khoản ngân hàng cho cơ quan chức năng kiểm tra hay không?
Về nguyên tắc, cơ quan chức năng sẽ hỏi và vận động người bán kê khai doanh thu từ tất cả các nguồn kinh doanh online trên các sàn TMĐT & kênh bán hàng khác. Bạn chỉ cần kê khai tất cả các nguồn thu nhập từ kinh doanh online là đã hoàn thành xong nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Một vài trường hợp khác, người bán kinh doanh online trên sàn bất kỳ đã ngừng kinh doanh trên sàn đó hoặc chỉ kinh doanh trên một sàn là chủ yếu. Trường hợp khác là đóng tài khoản ngân hàng. Tuy vậy cơ quan thuế và ngân hàng vẫn có lưu trữ toàn bộ giao dịch, khi cơ quan chức năng gửi truy thu thuế thì người bán đó sẽ phải chịu phí phạt tùy theo từng trường hợp.
Bán hàng trên sàn có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Khi kinh doanh, người bán cần có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng trừ những trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ, doanh thu dưới 100 triệu/năm. Cụ thể, theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: buôn bán rong không có địa điểm cố định; bán quà vặt: đồ ăn, nước uống,…không có địa điểm cố định; buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về bán cho người mua buôn hoặc người mua lẻ; thực hiện các dịch vụ nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; các hoạt động thương mại độc lập,…
Bán hàng trên sàn TMĐT không đăng ký kinh doanh có làm sao không?
Cá nhân kinh doanh có thu nhập khi bán hàng online trên các sàn TMĐT trên 100 triệu/năm nhưng không đăng ký kinh doanh, không kê khai thuế bị coi là trốn thuế theo điều 143 Luật quản lý thuế 2019.
Hành vi trốn thuế được hiểu là:
Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
Trốn thuế sẽ bị xử phạt như thế nào?
Phạt tiền từ 1-3 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế chi tiết theo Điều 17 Nghị định 125/20 NĐ-CP với các hành vi vi phạm được nói đến bên trên tùy theo các hình thức tăng nặng, giảm nhẹ cụ thể được ghi rõ trong Nghị định.
Các khoản thuế, phí, phạt mà shop phải nộp cụ thể như thế nào?
Các khoản thuế phí mà người bán hàng trên sàn TMĐT cụ thể: 1% thuế VAT, 0,5% thuế thu nhập cá nhân – số tiền này tính dựa trên doanh thu bán hàng của bạn trên sàn. theo 1 số thông tin được các bạn đã đi nộp về nói lại thì người ta tính dựa trên số tiền Shopee trả vào ví của bạn. Tức là số này đã trừ các loại phí mà Shopee thu của shop.
Tiền phạt hành chính: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế => Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
Tiền nộp chậm: Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Nên chờ cơ quan chức năng gửi giấy về hay tự đi kê khai thuế?
Hầu hết các sàn TMĐT phổ biến như Shopee đều đã gửi thông tin kê khai cho Tổng cục thuế. Tuy nhiên, để chủ động hơn, người bán có thể tự đến chi cục thuế gần nhất để tiến hành kê khai thuế. Các chi cục đều đã phân công người phụ trách mảng này nên quy trình làm việc rất dễ dàng, qua 1 cửa hỏi họ sẽ hướng dẫn cho tận tình. Nếu người bán tự giác kê khai thì sẽ không bị xử phạt hành chính nữa.
Theo “ Khoản 32, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế quy định: Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì phải nộp tiền chậm nộp, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế…”
Bán lỗ có phải nộp thuế?
Nếu bạn là công ty, doanh thu bán trên Shopee bạn đã kê khai nộp thuế VAT đầy đủ , và công ty bạn đã kê khai chi phí có đủ hồ sơ chứng từ chứng minh chi phí hợp lý hợp lệ được cơ quan thuế chấp nhận và tính ra bị lỗ thì không phải nộp thuế TNDN. Nếu bạn là cá nhân không ĐKKD hoặc hộ KD thì lỗ hay lãi vẫn phải nộp 1.5% .
Có cần phải nộp thuế 2021-2022 không?
Hiện tại, Tổng cục Thuế chỉ có dữ liệu đến năm 2020. Tuy vậy, người bán vẫn nên tự giác kê khai nguồn thu kinh doanh online trong khoảng thời gian này để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn, tránh bị phạt thêm.
Xoá gian hàng TMĐT, xóa tài khoản ngân hàng có phải đóng thuế hay không?
Nếu cơ quan thuế gọi bạn vẫn phải đóng thuế như bình thường do dữ liệu đã được lưu trữ trên sàn và ngân hàng. Cơ quan điều tra vẫn có thể trích xuất ra bình thường và yêu cầu bạn nộp thuế đúng theo quy định.
Có nhiều shop trên sàn TMĐT nhưng doanh thu đều dưới 100 triệu thì có phải nộp thuế không?
Nếu các gian hàng đó khai chứng minh thư, căn cước công dân và tài khoản ngân hàng của một cá nhân thì cơ quan thuế sẽ truy thu bằng cách cộng lại và xét tổng doanh thu theo từng năm của các shop cộng lại để tính thuế.
Kết luận: Fulfillment by Ubox đã tổng hợp các thông tin cần thiết về thuế sàn TMĐT dành cho người bán. Bài viết được tổng hợp và tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy, hi vọng có thể mang đến cho các chủ shop những kiến thức giúp quá trình kinh doanh được thuận lợi hơn. Chúc các bạn kinh doanh thành công.
Nguồn: Thư viện pháp luật/Báo Lao Động/FB Nguyễn Quỳnh Dương
Xem thêm:
- Hướng dẫn kết nối Kênh bán hàng Shopee với hệ thống Fulfillment by Ubox
- Hướng dẫn kết nối Kênh bán hàng TikTok Shop với hệ thống Fulfillment by Ubox
3. Bán hàng trên sàn Thương mại điện tử nhàn tênh khi kết nối với hệ thống Fulfillment by Ubox
Nhà bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử có thể kết mở rộng kinh doanh sang nhiều thị trường, tối ưu chi phí thuê kho, thuê nhân viên nhờ Fulfillment.
✔️Kết nối kênh bán hàng với Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Kiot Việt … với hệ thống Fulfillment by Ubox
✔️Đồng bộ đơn hàng xuất bán từ đa kênh để FBU đóng gói, chuyển hàng cho đơn vị vận chuyển.
✔️Báo cáo doanh thu, chi phí trực quan
✔️Quản lý xuất, nhập, tồn kho bằng hệ thống
Xem thêm:
- Bán hàng Dropship từ Trung Quốc đi các nước Đông Nam Á, Châu Âu, Anh, Mỹ
- Dịch vụ cho thuê & vận hành kho tại Trung Quốc
NĂNG LỰC VẬN HÀNH HIỆN TẠI CỦA FULFILLMENT BY UBOX
- Tổng số kho tại các quốc gia: 12 kho (Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Việt Nam)
- Tổng diện tích kho trên toàn hệ thống: gần 18.900 m2
- Năng lực xử lý hàng hóa: hơn 6.800 đơn/ngày
- Số lượng khách hàng hiện có: Hơn 1.098 cá nhân, chủ shop, doanh nghiệp đang là khách hàng của FBU
Liên hệ với Ubox để tối ưu chi phí và mở rộng quy mô kinh doanh ngay hôm nay!
——–
Fulfillment by Ubox- Dịch vụ Hậu cần xuyên biên giới!
🌐 Website: fbu.asia
📞 Hotline: 0969.631.889